Hiện
nay, thép thanh tạo hình nguội đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình
dân dụng, công nghiệp ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép như
Jamin steel, BHP, Bluscopes Lysaght hay Vinapipe...đã dần chuyển giao công nghệ
từ nước ngoài và sản xuất có hiệu quả các dạng kết cấu thép thanh. Mặt khác, do
những ưu việt về trọng lượng nhẹ, tính công nghệ và khả năng chịu lực cao, kết
cấu thép thành mỏng tạo hình nguội (cold-formed structure) đang trở thành một
phương hướng phát triển mới trong công trình kết cấu thép ở Việt Nam. Các sản
phẩm thép thành mỏng rất đa dạng từ những cấu kiện rời rạc như xà gồ, dầm tường,
dầm sàn, kết cấu bao che (vách ngăn, tấm tường, tấm mái) cho đến các kết cấu
hoàn chỉnh như khung nhà 1 tầng, khung nhà công nghiệp, nhà công cộng... Tuy vậy,
nước ta hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn thiết kế riêng cho loại kết cấu này. Việc sử
dụng tiêu chuẩn Việt Nam đối với thép cán nóng TCVN 5575-1991 là hoàn toàn
không phù hợp.
Kết cấu dàn không gian cho các nhà máy công nghiệp
Đối
với cấu kiện thép thành mỏng, điều quan trọng là phải tính toán kiểm tra ổn định
trong đó, mất ổn định do xoắn hoặc uốn xoắn là phức tạp và đặc trưng nhất... Đường
lối chung để giải quyết đó là giải các phương trình vi phân theo lý thuyết ổn định
của Timoshenko và Vlaxop nhằm xác định các giá trị lực tới hạn cho các trường hợp
phá hoại mất ổn định do xoắn hoặc uốn xoắn. Đồng thời để có thể áp dụng trong
thực tế, người thiết kế cần lựa chọn tiêu chuẩn tính toán phù hợp. Luận văn này
nghiên cứu và sử dụng tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép tạo hình nguội AS/NZS
4600-1996 (Úc) (viết gọn là AS4600). Điều này khá phù hợp với thực tế sản xuất
kết cấu thép của rất nhiều công ty liên doanh với Úc đang hoạt động ở nước ta.
Để
góp phần vào sự phát triển và phổ biến lý thuyết tính toán thanh tạo hình nguội
tạo hình nguội tại Việt Nam, được sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Đỗ Trọng
Quang tôi đã nghiên cứ đề tài: “Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo
tiêu chuẩn Úc”.
Phương
pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở tính toán cấu kiện thanh.
-
Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo AS 4600 và so sánh theo cách tính
toán độ bền của Việt Nam.
Ý
nghĩa đề tài:
Đề
tài mang ý nghĩa thực tiễn cao, giúp học viên có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu và
tính toán loại kết cấu mới. Tạo điều kiện cho học viên hiểu biết thêm và ứng dụng
kiến thức vào trong thực tế.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Tính toán ổn định thanh tạo hình
nguội theo tiêu chuẩn Úc” của tác giả Nguyễn Duy Linh tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26523
Nhận xét
Đăng nhận xét