Đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên ven biển xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng Hải Phòng
Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc
gia đều có biển (trong đó có Việt Nam). Phát triển kinh tế biển luôn được coi
trọng đối với việc đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm
năng và lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội đồng thời phải kết hợp
với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.
Hệ thống quản lý vùng biển ven bờ
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km,
vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố chủ yếu ở ven bờ Tây Bắc Vịnh
Bắc Bộ, một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và hai quần đảo ngoài khơi
là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
Ven biển Việt Nam là nơi tập trung của hơn 20 hệ sinh thái, trong
đó phải kể đến 3 hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ
biển, với khoảng 800.000 ha bãi triều và các vũng vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận
lợi để nuôi trồng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các
đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng
phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra, phân bố gần song song
và cách nhau từ 20 đến 27 km, gồm : cửa sông Thái Bình, cửa sông Văn Úc, cửa
sông Lạch Tray, cửa Bạch Đằng và cửa Lạch Huyện.
Thành phố Hải Phòng được thiên nhiên ưu ái với nguồn tài nguyên biển
khá phong phú, đặc biệt là các hệ sinh thái biển có giá trị cao đều như rừng ngập
mặn, san hô, cỏ biển, rạn đá, tùng áng, bãi triều, cửa sông và vùng đáy biển rộng
lớn, với diện tích khoảng 4.000 km2. Ngoài ra với
gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như
tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào
ngư, biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ
với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng
triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên
12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Vấn đề đặt ra ở đây chính là phải làm sao để
sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý và có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh
tế mà còn phải đảm bảo cho mục tiêu chính trị xã hội.
Hiện nay, đứng trước bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, mở cửa
và hội nhập đã gây không ít những tác động tích cực và tiêu cực đến việc khai
thác sử dụng nguồn tài nguyên ven biển. Bên cạnh đó là sự gia tăng dân số và
công tác quản lý sử dụng tài nguyên ven biển còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với
tình hình đổi mới hiện tại của đất nước. Chính vì vậy, việc điều tra đánh giá
hiện trạng sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên ven biển là công tác hết sức
quan trọng và cần thiết.
Đông Hưng là một xã ven biển nằm ở phía nam của huyện Tiên Lãng. Hệ
sinh thái vùng ven biển xã Đông Hưng là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển gồm
khoảng 248,7 ha rừng ngập mặn. Đây là địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế
cao, đã và đang được sử dụng có mục đích hiệu quả tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế.
Để công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên ven biển nói chung
và tài nguyên rừng ngập mặn trên địa bàn xã Đông Hưng nói riêng đi vào nề nếp,
đúng pháp luật, khai thác đúng với tiềm năng của rừng ngập mặn một cách có hiệu
quả nhất, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng
sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên ven biển xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng Hải
Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm góp phần vào việc bảo vệ bền
vững các nguồn tài nguyên ven biển của địa phương.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Đánh
giá hiện trạng sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên ven biển xã Đông Hưng
huyện Tiên Lãng Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Hạ tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/31156
Nhận xét
Đăng nhận xét