Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một
sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch là
nhu cầu quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội. Về mặt kinh tế du lịch đã
trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp
phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp – công nghiệp du lich. Và hiện
nay ngành công nghiệp này đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với nhiều nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam thì du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy
nền kinh tế của quốc gia.
Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã trở thành một chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vì ngành du lịch không chỉ đem lại lợi ích
kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc
đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Trong những năm qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên
nhanh chóng với tốc độ trung bình năm là 21,9 %. Trong đó thị trường khách Nhật
Bản cùng với thị trường khách trung Quốc, Mỹ, Anh, Hàn Quốc…là những thị trường
khách quốc tế đến Việt Nam. Đó cũng là những thị trường khách nguồn cơ bản của
vùng Đông Nam Á và trên thế giới.
Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất
thế giới. Thu nhập bình quân trên đầu người là 29.400 USD/năm(năm 2004). Đây
cũng là một trong những nước có dân số đông 127.417.244 người(năm 2005). Cùng với
những chính sách tiên tiến về kinh tế, văn hóa và giáo dục Nhật Bản còn có
chính sách khuyến khích người dân đi du lịch người dân đi du lịch nước ngoài để
phục hồi sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết và cũng là biện phát để cân bằng cán
cân thương mại.
Khách du lịch Nhật Bản là thị trường khách có khả năng thanh toán
cao, số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn trên 15 triệu lượt khách / năm.
Trong giai đoạn 1995-1996, khách Nhật Bản trung bình chiếm khoảng 8% - 10% tổng
số khách quốc tế đến với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 11,2%. Thị trường khách
Nhật Bản sẽ luôn là thị trường gửi khách hàng đầu trên thế giới nên đây cũng là
lợi thế cho du lịch nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhưng lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đang có xu hướng
giảm dần. Du khách Nhật Bản tăng dần trong bốn năm liên tiếp vừa qua trước một
sự xoay chiều hứa hẹn nhiều ảm đạm bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ nét trong năm
tháng đầu tiên của năm nay.
Trong khoảng từ tháng một đến tháng năm, khoảng chừng 169.640 du
khách Nhật Bản đến Việt Nam, giảm 4,9% so với thời gian cùng năm, theo báo cáo
của Văn phòng Thống kê Việt Nam. Điều này tương phản rõ rệt với bốn năm về Việt
Nam trong năm 2004 gia tăng 27.5%, 20% trong năm 2005, 13.4% trong năm 2006 và
9% trong năm 2007. Số liệu này cho thấy sự phát triển chậm trong việc du khách
Nhật Bản vào Việt Nam.
Thực trạng này đòi hỏi Đảng và Nhà Nước,Tổng Cục du lịch Việt Nam và
các cơ quan chức năng có liên quan đến du lịch đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm
thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông hơn.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận
cùng chủ đề “Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Thắm tại đường
link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/19769
Nhận xét
Đăng nhận xét