Ngành
công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Tổng cộng
đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch (tính đến năm 2009). Trong thời Pháp
thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch,
đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm
1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường
lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử
dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn
nhiên liệu các loại trong đó: riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than
Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng
sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5 km đường lò; bóc và
đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng
đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến2001).Ngày 10/10/1994 Tổng Công ty Than Việt
Nam ra đời theo quyết định số 563/TTg của Thủ tướng chính phủ, từ đó tạo cho
ngành than cơ sở để đổi mới tư duy, đổi mới cách làm để phù hợp với nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành Than đang ngày càng thể hiện
một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của cả nước và sẽ trở thành ngành
công nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến
so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng
than, đủ khả năng đáp ứng về cơ sở nhu cầu trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng.
Trong
những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã và đang
tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh
mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn đề môi trường diễn
ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc
gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần
thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bất kỳ hoạt động kinh tế
xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn
năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc
tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá
thạch đang được sử dụng phổ biến và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như
than đá, dầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt là khai thác và sử dụng than. Nếu như
quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại
gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp
đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Hoạt động khai thác
than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tuy
nhiên việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi
trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất
canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm
và cả ô nhiễm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Qua
quá trình tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, khai thác của mỏ than Mạo Khê.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ
đề "Đánh giá hiện trạng xử
lý môi trường tại công ty than Mạo Khê” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/25233
Nhận xét
Đăng nhận xét