Tìm hiểu thực trạng công nghệ xử lí nước thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lí nước thải tại Công ty cổ phần bia Tây Âu
Bia
là loại nước giải khát đang được ưa chuộng hiện nay với giá trị dinh dưỡng cao
và phù hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng, sản xuất bia đã trở thành ngành
công nghiệp rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện nay
do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia có
những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư, mở rộng và xây dựng các
nhà máy bia mới thuộc trung ương và địa phương, có liên doanh với các hãng bia
nước ngoài. Công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho
ngân sách nhà nước và có hiệu quả kinh tế. Mức sống tăng, mức tiêu dùng bia
ngày càng cao. Các cơ sở sản xuất trong nước ngày càng tăng nhanh (Việt Nam có
khoảng 350 cơ sở sản xuất bia).
Ngành
công nghiệp sản xuất bia tạo ra một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường
cả 3 dạng: khí thải, chất thải rắn và nước thải. Trong đó nguồn gây ô nhiễm
chính và cần được tập trung giải quyết là nước thải. Ước tính lượng nước thải tạo
thành trong sản xuất bia là 6-7 lít nước thải/ lít bia, phụ thuộc vào công nghệ
và các loại bia sản xuất. Đặc tính của nước thải công nghiệp bia là có chứa nhiều
chất hữu cơ dễ chuyển hóa sinh học với tỉ lệ BOD và COD khá cao (BOD = 2000 –
3000 mg/l, COD = 4000 – 5000 mg/l), hàm lượng nitơ, photpho, cũng như các chất
lơ lửng cao, chủ yếu là các hợp chất gluxit, protein, axit hữu cơ và các chất
phụ gia. Vì vậy loại nước thải này cần phải xử lí trước khi xả vào nguồn tiếp
nhận.
Thực
tế, trên khắp cả nước trừ một số công ty sản xuất với số lượng lớn có đầu tư hệ
thống xử lí nước thải còn hầu hết các cơ sở nhỏ đều không đầu tư hoặc đầu tư hệ
thống xử lí sơ sài. Điều này đang làm ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước
ngầm của địa phương do nước thải chưa xử lí được thải trực tiếp vào hệ thống
thoát nước công cộng. Nước thải không qua xử lí dưới tác động của điều kiện môi
trường các vi sinh vật phân hủy gây mùi hôi thối, tăng độ đục, phú dưỡng hóa
nguồn nước ảnh hưởng đến hệ thống cống thoát, hệ sinh thái thủy vực, gây ô nhiễm
nguồn tiếp nhận, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái khu vực. Nước thải bao gồm
nhiều loại được thải ra từ nhiều công đoạn khác nhau nhưng chủ yếu từ phân xưởng
nấu, đường hóa, lên men, lọc chiết bã. Dòng thải còn phát sinh từ nước rửa vệ
sinh thiết bị, chai, sàn nhà, bom, keng. Đây là dòng thải chính cần xử lí triệt để.
Mời các bạn quan tâm
tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Tìm
hiểu thực trạng công nghệ xử lí nước thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
xử lí nước thải tại Công ty cổ phần bia Tây Âu” của tác giả Nguyễn
Thị Ánh Phương tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/23426
Nhận xét
Đăng nhận xét