Du
lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.
Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia về những
lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Với lợi thế về tài
nguyên thiên nhiên và nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, để tạo bước
phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ theo những định hướng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2010 - 2020, trong văn kiện Đại Hội
Đảng X đã chỉ rõ: “Ưu tiên phát triển các
ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao… Khuyến khích đầu tư phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm
và các loại hình du lịch…”. Du lịch biển, đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả
về phát triển kinh tế cũng như quốc phòng - an ninh. Tiến ra biển đã trở thành
xu hướng chung của nhiều quốc gia. Du lịch là một bộ phận của kinh tế biển đem
lại hiệu quả cao cho các nước có vị trí tiếp giáp với biển.
Mũi Đá - Cô Tô - Quảng Ninh
Tỉnh
Quảng Ninh có tổng diện tích trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện
tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển. Vùng biển và hải đảo của
Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số
đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km. Quảng Ninh vừa thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai
thác than đá chính củaViệt Nam. Tỉnh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất
của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được
UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của
thế giới; quần thể Vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt
lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng. Quảng Ninh có hàng chục bãi tắm
bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi2 Cháy, đảo Tuần Châu được cải tạo,
nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của du khách
cùng nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, có khả năng phát triển
thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đảo Cô Tô nằm ở phía Đông bắc Quảng Ninh được
đánh giá là một trong những hòn đảo có nhiều giá trị tiềm năng có thể phục vụ
khai thác du lịch. Thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ
trọng lớn đối với du lịch Quảng Ninh và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân
sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trong
ngành cũng như ngoài xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi
trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt
tác động tới sự phát triển của các đảo trong đó có đảo Cô Tô. Tuy vậy, sự phát
triển của du lịch biển, đảo thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng, bức
xúc cần được giải quyết.
Vì
vậy để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải
đảo của tỉnh Quảng Ninh nói chung và đảo Cô Tô nói riêng nhằm phát triển du lịch,
gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế, tác
giả đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh”.
Mời các bạn quan tâm
tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô
- Quảng Ninh” của tác giả Vũ Thị Huyền tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/20243
Nhận xét
Đăng nhận xét