Hiện
nay, thực trạng ô nhiễm môi trường đang được toàn xã hội quan tâm. Ở Việt Nam
nước thải đang được tồn tại ở hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ được xử lý sơ bộ
hay thậm chí là được xả thải trực tiếp ra môi trường. Hậu quả đã làm môi trường
nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở các khu vực đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Do vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của con người, cũng như xiết chặt công
tác quản lí môi trường thì việc tìm ra phương pháp nhằm loại bỏ các ion kim loại
nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức to
lớn.
Đã
có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm tách các ion kim loại nặng ra khỏi môi
trường nước như: phương pháp hóa lý (phương pháp hấp phụ, phương pháp trao đổi
ion, …), phương pháp sinh học, phương pháp hóa học,…. Một trong những phương
pháp đang được quan tâm hiện nay là tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, công
nghiệp để chế tạo vật liệu hấp phụ các ion kim loại. Phương pháp hấp phụ được sử
dụng rộng rãi và đã mang lại hiệu quả cao. Ưu điểm của phương pháp này là đi từ
nguyên liệu rẻ tiền, quy trình đơn giản và không đưa thêm vào môi trường những
tác nhân độc hại.
Hiện
nay, có rất nhiều chất hấp phụ rẻ tiền, dễ kiếm (như: bã mía, vỏ lạc, lõi ngô,
xơ dừa, vỏ trấu, rơm… ) được sử dụng để hấp phụ các ion kim loại nặng trong môi
trường nước. Bã mía (phụ phẩm ngành công nghiệp) được đánh giá là tiềm năng để
chế tạo vật liệu hấp phụ xử lý ô nhiễm môi trường.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Nghiên cứu xử lý sắt trong nước bằng
vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang tại
đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/23425
Nhận xét
Đăng nhận xét