Đã
hàng trăm năm nay, nghệ thuật hát chèo, tuồng, múa rối nước, dân ca v.v là những
loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Trong đó nghệ thuật hát chèo đã
được người nông dân miền Bắc Việt Nam rất yêu thích. Đặc biệt nó được phổ biến
rất rộng ở đồng bằng sông Hồng.
Chỉ
riêng hai tỉnh Thái Bình, Hải Hưng đã có gần tới một ngàn đoàn chèo bán chuyên
nghiệp và nghiệp dư. Ngay cả ngày nay, ở thế kỉ của điện ảnh, radio, video, nếu
không có nghệ thuật chèo thì không thể hình dung nổi đời sống văn hóa của nông
thôn Việt Nam.
Chèo
là một loại hình sân khấu dân gian, sinh ra từ đồng bằng Bắc Bộ, một vùng vốn
giàu những làn điệu dân ca, ca dao tục ngữ, truyện cười, ví von, ẩn dụ. Con người,
cảnh vật của cả một vùng quê rộng lớn in đậm trong các câu chuyện được kể lại
qua chiếu chèo sân đình.
Trải
qua thời gian, đồng thời được bồi đắp, sàng lọc, nghệ thuật chèo đã hình thành
một phong cách độc đáo. Nghệ thuật chèo đối với người nông dân Việt Nam vừa là
sân khấu, vừa là thơ ca, vừa là âm nhạc và vừa là nguồn duy nhất trong đời sống
tinh thần. Trong các vở chèo cổ, thường vạch mặt bọn quan lại phong kiến và thực
dân áp bức, giống nòi, ở các vở diễn, người nông dân thấy được sự phản ánh đời
sống của mình với những mặt tích cực và phản diện, những ước mơ và ý niệm của
mình về cái thiện và cái ác. Mọi người yêu và càng yêu nghệ thuật chèo bởi tính
nhân đạo, sự tươi mát của nó và màu sắc dân tộc độc đáo. Chính vì vậy việc thiết
kế, xây dựng nhà hát chèo là rất cần thiết.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu đồ án cùng chủ đề "Nhà hát chèo Thái Bình” của
tác giả Lê Văn Quyết tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/20648
Nhận xét
Đăng nhận xét