Xây dựng hệ thống hỗ trợ lựa chọn địa điểm đặt máy ATM tại thành phố Hải Phòng bằng kỹ thuật phân cụm không gian
Thông
tin địa lý bao gồm dữ liệu về bề mặt Trái đất và các diễn giải dữ liệu để con
người dễ hiểu. Thông tin địa lý gồm hai loại dữ liệu: không gian (spatial data)
và phi không gian (non-spatial data).
Hệ
thống thông tin Địa lý (Geograpgic Information System) đã bắt đầu được sử dụng
rộng rãi ở các nước phát triển từ nhiều thập niên qua, đây là một dạng ứng dụng
công nghệ tin học (Information Technology) nhằm mô tả thế giới thực (Real
world) mà loài người đang sống-tìm hiểu-khai thác. Với những tính năng ưu việt,
kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lãnh vực nghiên cứu và quản
lý, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng-khai thác các nguồn tài nguyên
một cách bền vững và hợp lý.
Sự
phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu vào
nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn mới trong quá trình
phát triển khoa học. Hệ thống thông tin địa lý là một trong những ứng dụng rất
có giá trị của công nghệ tin học trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy hoạch
đô thị và cảnh báo môi trường.
Khai
phá dữ liệu không gian hay còn gọi là khai phá tri thức từ dữ liệu không gian
là một lĩnh vực được áp dụng rộng rãi. Từ dữ liệu đầu vào bao gồm một khối lượng
dữ liệu không gian khổng lồ được thu thập từ nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn
từ thiết bị viễn thám đến hệ thống thông tin địa lý, từ bản đồ số, từ các hệ thống
quản lý và đánh giá môi trường, …Việc phân tích và khai thác lượng thông tin khổng
lồ này ngày càng thách thức và khó khăn, đòi hỏi phải có các nghiên cứu sâu hơn
để tìm ra các kỹ thuật khai phá dữ liệu hiệu quả hơn. Khai phá dữ liệu không
gian được sử dụng nhiều trong các hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám,
khai phá dữ liệu ảnh chẳng hạn ảnh y học, rô bốt dẫn đường, … Khám phá tri thức
từ dữ liệu không gian có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
sử dụng các quy tắc đặc trưng và quyết định, trích rút và mô tả các cấu trúc hoặc
cụm nổi bật, kết hợp không gian,…
Tiến
trình khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu
Các
bài toán truyền thống của một hệ thông tin địa lý có thể trả lời các câu hỏi kiểu
như:
-
Những con phố nào dẫn đến siêu thị Big C Hải Phòng ?
-
Những căn nhà nào nằm trong vùng quy hoạch mở rộng tại thành phố Hải Phòng?
Khai phá dữ liệu không gian có thể giúp trả lời cho các câu hỏi dạng:
-
Xu hướng của các dòng chảy, các đứt gãy địa tầng ?
-
Nên bố trí các trạm tiếp sóng điện thoại di động như thế nào?
-
Những vị trí nào là tối ưu để đặt các máy ATM, xăng dầu, nhà hàng, siêu thị…?
Một
trong những bài toán có ý nghĩa thực tế cao là bài toán xác định vị trí tối ưu
cho việc đặt các máy ATM của các ngân hàng. Trong những năm gần đây, cùng với sự
phát triển của xã hội, việc sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam rất phổ biến. Thẻ ATM
thực chất như một loại ví điện tử cho phép người sử dụng chỉ cần mang theo một
chiếc thẻ gọn nhẹ, thay vì rất nhiều tiền mặt. Thẻ ATM không những cho phép người
dùng rút tiền khi cần tiền mặt, còn cho phép thực hiện nhiều giao dịch khác tại
máy ATM hoặc điện thoại, chẳng hạn chuyển khoản, thanh toán tàu xe ... Thẻ ATM
còn có thể dùng để thanh toán tại các nhà hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm,
các điểm bán hàng có đặt ATM. Ngoài việc tiện lợi trong sử dụng ra, chủ thẻ còn
được hưởng lãi suất từ tài khoản tiền gửi.
Xuất
phát từ nhu cầu thực tế đó, luận văn giới thiệu tổng quan về GIS và phân cụm dữ
liệu, giới thiệu một số thuật toán phân cụm dữ liệu không gian và thuật toán xếp
chồng bản đồ được sử dụng hiện nay. Trên cơ sở đó cài đặt thử nghiệm một ứng dụng
sử dụng kỹ thuật phân cụm dữ liệu địa lý và xếp chồng bản đồ, trong đó khai
thác thông tin địa lý của các đối tượng địa lý có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
vị trí đặt các máy ATM như: các siêu thị, trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện, trường học, ... để hỗ trợ giải quyết bài toán hỗ trợ tìm vị trí tối ưu
đặt các máy ATM trong khu vực nội thành thành phố Hải Phòng.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Xây dựng hệ thống hỗ trợ lựa chọn
địa điểm đặt máy ATM tại thành phố Hải Phòng bằng kỹ thuật phân cụm không gian”
của tác giả Trần Thị Hằng Nga tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/25238
Nhận xét
Đăng nhận xét