Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm tần số 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu để hấp phụ As và Pb trong nước
Quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam từng
ngày, từng giờ. Nhưng kéo theo đó chính là ô nhiễm môi trường ngày càng ra
tăng. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số
lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy
luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt…
khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong các nhóm chất luôn được
quy định nghiêm ngặt về hàm lượng tối đa cho phép trong các tiêu chuẩn về nguồn
nước đó là các kim loại nặng. Chúng bao gồm: Đồng, chì, kẽm, cacdimi, Asen, Thủy
ngân, Crom, coban, niken,… Do có tính độc cao nên khi xâm nhập vào cơ thể chúng
sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Asen (As) và Chì (Pb) là
2 trong số những kim loại nặng đang được nhắc tới nhiều hơn cả khi nói đến ô
nhiễm nước.
Ngày
nay có rất nhiều các phương pháp đã được nghiên cứu để xử lý hàm lượng kim loại
nặng trong nước như: phương pháp lý học, hóa học ,trao đổi ion, hấp phụ… Tuy
nhiên phương pháp hấp phụ đang dành được sự quan tâm hơn cả . Đặc biệt là việc
sử dụng các VLHP từ phụ phẩm nông nghiệp như : vỏ lạc, bã mía, vỏ trấu, lõi
ngô… được xem là có nhiều triển vọng bởi tính thiết thực của loại vật liệu này.
Hiệu quả cao, chi phí thấp, tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp khổng lồ,
giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường từ việc thải bỏ chúng… Một trong các phụ phẩm nông nghiệp đã được
nghiên cứu nhằm phát hiện khả năng tách KLN trong nước đó là vỏ trấu.
Sóng
siêu âm là loại sóng có độ lớn hơn 20kHz, con người không thể nghe thấy. Trong
hóa học đã có các nghiên cứu về việc sử dụng sóng siêu âm có tần số khoảng
20-100kHz để tạo ra sự thay đổi hóa học của vật liệu.
Tuy
nhiên hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có công bố nào về việc sử
dụng sóng siêu âm trong chế tạo vật liệu hấp phụ. Với mục đích làm tăng giá trị
sử dụng và hiệu quả hấp phụ của các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại Việt Nam, đồng
thời sử dụng chúng để hấp phụ KLN trong nước, tác giả đã chọn và thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm tần số 40KHz đến hiệu quả biến tính
vỏ trấu để hấp phụ As và Pb trong nước”.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng
siêu âm tần số 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu để hấp phụ As và Pb trong
nước” của tác giả Trần Thùy Linh tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26855
Nhận xét
Đăng nhận xét