Hiện
nay, Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước theo hướng phát triển bền vững. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với
quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả tạo điều kiện kích thích
các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng,
đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống
chung của xã hội. Mặt khác, sự phát triển của các ngành kinh tế cũng tạo ra một
lượng lớn chất thải, gây nên những vấn đề nghiêm trọng tới môi trường. Để bảo vệ
môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai cần tiến hành thu hồi,
xử lý các chất thải ô nhiễm, độc hại do sản xuất sinh ra. Hải Phòng một trong
những đô thị lớn đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa hết sức mạnh mẽ
với nhịp độ rất cao. Song song với đó, nhiều vấn đề môi trường đã nảy sinh liên
quan đến các hoạt động dân sinh, trong đó chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề
lớn cần quan tâm và giải quyết.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các loại đô thị Việt Nam năm 2012
Kiến
Thụy là một huyện nằm ven đô về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng có diện tích
tự nhiên 164,3 km². Phía Bắc và phía Đông giáp quận Dương Kinh và Đồ Sơn, phía
Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và huyện An Lão. Kiến Thụy
có 17 xã và 1 thị trấn. Huyện Kiến Thụy là một đô thị vệ tinh của thành phố, có
vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội kéo theo sự phát sinh một lượng
chất thải rắn sinh hoạt ngày càng lớn đặc biệt là tại khu vực Xã Đại Hợp. Đại Hợp
đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng
lợi thế, lấy nghề đánh bắt cá biển là mũi nhọn làm bước đột phá. Là vùng đất có
độ chua mặn cao, diện tích sâu trũng chiếm tới 20% chuyển đổi sang nuôi trồng
thuỷ sản. Đại Hợp là một trong những xã người dân có mức sống vào loại cao của
huyện. Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người: 13 triệu VND, tăng 53,8% so với
năm 2000 (chưa kể lượng kiều hối và thu nhập của người đi lao động xa). Vì vậy
các hoạt động kinh tế, dịch vụ của xã tương đối phát triển, đồng thời dân số của
xã tăng nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán ăn, dịch
vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến tình trạng
rác thải cũng tăng lên nhiều đã và đang ảnh hưởng tới môi trường. Đây là vấn đề
mà không chỉ xã Đại Hợp vấp phải. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa
có một biện pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Mà
rác thải chỉ được thu gom tập trung ở một số bãi rác lộ thiên, không tiến hành
xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt, những bãi rác này còn là nguy cơ gây
bệnh dịch, nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người
Xuất
phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Hiện trạng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy - Hải Phòng” nhằm tìm hiểu về hiện trạng
quản lý chất thải rắn tại đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Hiện trạng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy - Hải Phòng” của tác giả Nguyễn
Thị Tâm tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26852
Nhận xét
Đăng nhận xét