Một số biện pháp tăng cường phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một lĩnh vực có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Sự phát triển của TMĐT không chỉ làm thuận lợi hóa các hoạt động kinh doanh mà còn cung cấp nhiều giá trị mới và đáp ứng những nhu cầu mới của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì vậy, mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển TMĐT. TMĐT vừa là công cụ, vừa là môi trường để phát triển kinh tế, xã hội.

Ở Việt Nam, TMĐT B2C phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh nhất trong khi đó TMĐT B2B phát triển với trình độ còn hạn chế cùng với các loại hình TMĐT G2B, G2C, G2G mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam, đi liền với các dự án phát triển chính phủ điện tử. Năm 2015, theo Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, doanh số từ TMĐT B2C của Việt Nam đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37 so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trung bình giá trị mua hàng trực tuyến của một người là 160 USD, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 62 .
Tỉ lệ số lượng máy tính trong doanh nghiệp của 5 tỉnh Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2015)

Tại thành phố Hải Phòng đến năm 2016, sau 5 năm thành phố triển khai Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 29/06/2011 của UBND thành phố Hải Phòng nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển TMĐT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đến nay thương mại điện tử Hải Phòng đã có những bước phát triển rõ rệt. TMĐT Hải Phòng luôn thuộc nhóm đứng đầu những tỉnh thành phố trực thuộc trung ương phát triển mạnh trên cả nước, trong 3 năm liên tiếp (2012, 2013, 2014) chỉ số TMĐT Hải Phòng được Hiệp hội TMĐT Việt Nam xếp loại đứng thứ 4 cả nước; năm 2015 đứng thứ 5. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi Internet, TMĐT đã dần trở thành công cụ phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp và người dân Hải Phòng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 19,13 /năm, tính riêng năm 2015 ước đạt 80.672,71 tỷ đồng, tăng 12,69 so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 15,88 /năm, tính riêng năm 2015 ước đạt 4.225.770 ngàn USD, tăng 18,16 so với cùng kỳ năm 2014.

Sự phát triển của TMĐT đã và đang hướng tới mục tiêu chung của thành phố Hải Phòng đó là:

- Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và xây dựng thương hiệu và bán hàng trong môi trường trực tuyến đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như ổn định và giữ chân khách hàng truyền thống và ứng dụng thành công thương mại điện tử thông qua phần mềm website doanh nghiệp hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thiết lập kênh bán hàng trực tuyến, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, và công ty đối tác tiềm năng, tạo cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các giao dịch điện tử trên mạng internet. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí và mở rộng tập khách hàng không còn bị bó hẹp trong khu vực Hải Phòng mà còn có thể mở rộng sang các tỉnh lân cận và cả nước.

- Tạo cơ chế thuận lợi trong việc thu thập, cung cấp, khai thác, xử lý, tiếp cận và phản hồi thông tin hai chiều doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp với đối tác, từng bước tiến tới thương mại hóa thông tin công nghiệp, thương mại.

Tuy nhiên nguồn nhân lực của thương mại điện tử vẫn còn yếu và thiếu, hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử chưa thuận lợi cũng như hành lang pháp lý vẫn còn kẽ hở khiến thương mại điện tử chưa tạo được sự tin tưởng cũng như chưa phát triển mạnh mẽ. Do vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử đóng vai trò giúp thương mại điện tử Việt Nam phát triển lành mạnh theo xu hướng phát triển của thế giới để các doanh nghiệp ứng dụng phương pháp kinh doanh này ngày càng lớn mạnh.

Trên cơ sở đó, đề tài “Một số biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng” là một công trình có tính cấp thiết cần nghiên cứu và triển khai.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu nhằm đạt được một số các mục đích sau:

- Làm rõ thực trạng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Đánh giá được môi trường phát triển TMĐT, tổng hợp ý kiến đề xuất từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Xác định được những vấn đề, những khó khăn, tồn tại trong phát triển TMĐT trên địa bàn thành phố thời gian qua.

- Đề xuất một số biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển TMĐT cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội thành phố trong thời gian tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển thương mại điện tử trong thời gian đã qua cũng như các định hướng và nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn tới (2015 - 2020, tầm nhìn 2030).

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thông kê mô tả, đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

Luận văn cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu, đánh giá với các năm khác nhau, giữa các tỉnh thành phố của Việt Nam với nhau.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

Ý nghĩa khoa học của để tài là hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về thương mại điện tử và biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở khía cạnh đề tài phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015, góp phần thúc đẩy phát triển TMĐT nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử một cách đúng đắn và phát huy được sức mạnh của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đề xuất một số biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng.

Kết cấu luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các từ viết tắt, danh muc bảng biểu, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về thương mại điện tử.

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp tăng cường phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng.

Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Một số biện pháp tăng cường phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26619

Nhận xét