Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn
vốn đầu tư của bất kỳ một quốc gia hoặc một địa phương nào. Đối với Việt Nam,
hiện chúng ta đang biến đổi theo xu hướng toàn cầu, không phải chỉ là Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mà còn cần phải “Phát triển bền vững”, do những nhận thức
thay đổi đó, chúng ta chuyển đổi và hội nhập kinh tế cũng cần lựa chọn những
nguồn vốn và nhà đầu tư thực sự quan tâm đến vấn đề “Phát triển bền vững” không
chỉ cho Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của toàn thế giới.
Do vậy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại càng có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Tính
cấp thiết của đề tài
Trong
hơn 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã có được rất nhiều lợi
ích từ việc thu hút vốn FDI như là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, trình độ kĩ thuật và công nghệ; tham
gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý,
phát triển kinh tế thị trường đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế
thế giới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống
người lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn... Theo báo cáo tổng kết của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về 25 năm dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam thì tỷ lệ đóng
góp của FDI vào GDP đã tăng từ 2% GDP năm 1992 lên 12,7% năm 2000; 16,98%
(2006); 18,97% (2011) và năm 2014 là 20%. Trong hoạt động xuất khẩu, từ năm
2003, xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở
thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp tới 66,87% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước vào năm 2013. Năm 2014, khu vực FDI xuất khẩu 82,5 tỷ USD,
tăng 13,6%, đóng góp 67% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và vẫn liên tục
xuất siêu. Năm 2015, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 115,1 tỷ
USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực này là 97,9 tỷ USD, tăng
16,4% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong
năm 2015, khu vực FDI xuất siêu gần 17,15 tỷ USD.[9] Tuy nhiên hoạt động thu
hút và sử dụng vốn FDI còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực đến nền kinh tế như: Vấn
đề chuyển giá gây thiệt hại cho nền kinh tế, khả năng chuyển giao công nghệ hạn
chế và nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ, khả năng tạo việc làm chưa ổn định,
làm tăng các vấn đề xã hội mới như phân hoá xã hội, giàu nghèo, nạn "chảy
máu chất xám" trong nội bộ nền kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề
hiệu quả giải ngân vốn đầu tư…
Vì
vậy tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam thời gian tới” đi sâu vào phân tích thực trạng FDI, các kết
quả, hiệu quả đạt được đồng thời nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra một
số nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn
FDI cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt nam trong thời gian tới
để đáp ứng yêu cầu “Phát triển bền vững”.
Mục
tiêu nghiên cứu
Đề
tài phân tích thực trạng FDI, các kết quả, hiệu quả đạt được đồng thời nêu ra
những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số nguyên nhân chính và đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn FDI cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn FDI vào Việt nam trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế.
Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối
tượng nghiên cứu là về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) về các phương
diện: hình thức đầu tư, số lượng, quy mô, cơ cấu, thực trạng, tác động, tác động
của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988 - 2015 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Nghiên cứu dòng vốn đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988 đến 2015 Về
không gian: Nghiên cứu tất cả các số liệu của Tổng cục Thống kê đã thống kê cho
các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Nghiên cứu các số liệu từ các báo cáo của các
tổ chức quốc tế để so sánh với thực tế tại Việt Nam.
Phương
pháp nghiên cứu
Luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích hệ thống, phương pháp
so sánh, đối chiếu, suy luận logic…để làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung nghiên
cứu, đồng thời tiếp thu có phê phán và chọn lọc những kết quả nghiên cứu có
liên quan đến đề tài.
Kết
cấu của nghiên cứu trong Luận văn
Chương 1:
Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2:
Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở việt Nam.
Chương 3:
Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời
gian tới.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Thực trạng và giải pháp thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian tới” của tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Anh tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26618
Nhận xét
Đăng nhận xét