Ngày
nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thế giới, ngành công nghiệp Việt
Nam cũng có những tiến bộ không ngừng cả về số lượng các nhà máy cũng như chất
lượng các loại sản phẩm. Không những thế, ngành công nghiệp còn đóng một vai
trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những tác động tích cực do
ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực của
ngành. Một trong những vấn đề bức xúc nhất phải kể đến là nguồn nước. Lượng các
loại chất thải thải ra ngày càng nhiều làm dấy lên một hồi chuông báo động về
thực trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân và môi
trường sống. Công cuộc công nghiệp hoá đi kèm với tình trạng ô nhiễm ngày càng
tăng. Trong đó, ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là mối
đe dọa đối với sức khoẻ con người và sự an toàn của hệ sinh thái. Việc loại trừ
các thành phần chứa kim loại nặng độc hại ra khỏi các nguồn nước, đặc biệt là
nước thải công nghiệp là một trong những mục tiêu môi trường quan trọng cần phải
giải quyết hiện nay. Những nguồn nước thải có chứa các kim loại nặng chủ yếu
như: thủy ngân, chì, đồng, crôm, niken... gây ảnh hưởng rất lớn (ngay cả khi
chúng ở nồng độ rất thấp) do độc tính cao và khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ
thể.
Ở
Việt Nam, hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm bởi các nhà máy thường có
quy mô sản xuất vừa và nhỏ nên việc đầu tư vào xây dựng các hệ thống xử lý nước
thải còn hạn chế. Hầu hết các hệ thống xử lý quá sơ sài nên chất thải thường thải
trực tiếp hoặc xử lý sơ bộ dẫn đến tình trạng hàm lượng chất ô hiễm vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Thực trạng đó đòi hỏi phải có những phương pháp thích hợp,
hiệu quả để xử lý kim loại nặng nhằm tránh và hạn chế những tác động xấu của nó
đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Có các phương pháp xử lý ô nhiễm kim loại
nặng có hiệu quả, sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ nguồn nguyên liệu tự
nhiên như vỏ lạc, rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, lõi ngô… đang được đánh giá cao về
tính hiệu quả, đơn giản, chi phí thấp, cũng như quy trình xử lý thân thiện với
môi trường. Càng thuận lợi hơn khi Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát
triển dồi dào.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Tìm hiểu khả năng hấp phụ Mangan
trong nước của vật liệu hấp phụ chế tạo từ lõi ngô” của tác giả Đào
Trung Hiếu tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/23420
Nhận xét
Đăng nhận xét