Lập Đánh giá tác động môi trường cho dự án "Thông luồng, nạo vét tại khu vực cửa Sa Cần - sông Trà Bồng thuộc khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng
Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có diện tích 5.153,0 km2, dân số
1.221.600 người (năm 2011). Quảng Ngãi trải dài từ 14032’ Bắc đến 15025’Bắc, từ
108006’ Đông đến 109004’ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km, phía Nam giáp
tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với
chiều dài đường địa giới 79 km, phía Đông giáp Biển Đông.
Bờ biển Quảng
Ngãi dài 144 km, có những cửa biển thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến trong
đó có Cửa Đại (huyện Tư Nghĩa), Cửa Lở (huyện Mộ Đức), cửa Sa Huỳnh (huyện Mộ Đức
– Đức Phổ), cửa Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) và cửa Sa Cần (huyện Bình Sơn).
Các cửa biển
thuộc huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn. Các huyện này nông ngư nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Đặc biệt các xã ven biển có các cửa sông chảy ra
biển người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Hiện nay các cửa
biển nói trên đang bị bồi lấp gây khó khăn cho hoạt động của tàu thuyền, ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống người dân.Cửa Sa Cần, nơi con sông Trà Bồng đổ ra biển
đang bị bồi lấp ảnh hưởng đến dòng chảy gây ngập lụt khi mùa mưa đến và khó
khăn cho các tàu thuyền neo đậu nơi đây.Vì vậy việc nạo vét cửa sông khơi thông
dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tàu thuyền, cải
thiện đời sống nhân dân trong khu vực.
Bản đồ liên hệ vùng Dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội
Sông Trà Bồng
nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy qua
huyện Bình Sơn và đổ ra biển tại cửa Sa Cần. Sông dài khoảng 45km, hướng chảy
cơ bản từ Tây sang Đông, đoạn cửa sông rẽ hướng Nam – Bắc. Phần lớn sông chảy
qua vùng địa hình núi có độ cao 200 - 1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng
bằng xen đồi trọc và bãi cát. Phía thượng nguồn của sông Trà Bồng có nhiều phụ
lưu gồm nhiều sông suối, đáng kể như suối Cà Đú, sông Trà Bói ở các xã Trà Thủy,
Trà Giang. Về tới hạ lưu phía Đông huyện Bình Sơn có thế đất khá cao nên sông
Trà Bồng không còn chảy xiết như đoạn trên, nước chảy lờ đờ, như vậy mà khác với
sông Vệ và sông Trà Khúc (hai sông thuộc TP.Quảng Ngãi). Đoạn gần cửa sông có
những vùng có độ cao 10 - 40m. Sông Trà Bồng có 5 nhánh cấp I. Ở vùng hạ lưu
còn có các nhánh sông suối nhỏ chảy ngược, hợp nước vào nhánh sông chính trước
khi đổ ra biển.
Trong những
năm gần đây hiện tượng biến đổi dòng chảy, quá trình bồi tụ, xói lở ven biển
thay đổi phức tạp uy hiếp đến cơ sở hạ tầng, tính mạng và tài sản người dân. Tại
khu vực cửa Sa Cần, cửa sông thường xuyên bị bồi lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến việc thoát lũ và gây khó khăn cho tàu thuyền khai thác, đánh bắt thủy sản
ra vào sông.
Xuất phát từ vấn
đề trên, tác giả nhận thấy: “Thông luồng, nạo vét tại khu vực cửa Sa Cần - Sông
Trà Bồng thuộc KKT Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết.
Công suất
23.844.357,00 m3. Nhằm khơi thông dòng chảy, thoát lũ nhanh, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc neo đậu, ra khơi và vào bờ của tàu thuyền, góp phần ổn định đời sống
KT - XH cho người dân.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Lập Đánh giá tác động môi trường cho dự án
"Thông luồng, nạo vét tại khu vực cửa Sa Cần - sông Trà Bồng thuộc khu
kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi"” của tác giả
Trần Thị Thảo Nguyên tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/23416
Nhận xét
Đăng nhận xét