Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Đan Việt

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành một vấn đề sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặt lên hàng đầu trong nền kinh tế hội nhập.

Trên thị trường thép Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp tư nhân không có hệ thống tiêu thụ trực tiếp mà bán hàng thông qua các công ty cấp I. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, lý do khiến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều không muốn bán trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là đối với các doanh nghiệp tiêu thụ thép lớn, là vì không thể thu hồi vốn ngay được. Các công ty nước ngoài hay liên doanh như Việt - Úc (Vinausteel), Việt Hàn (VPS), Posco (Hàn Quốc) là những doanh nghiệp rất có kinh nghiệm về thị trường, nhưng họ vẫn sử dụng biện pháp có lợi nhất là mua đứt bán đoạn. Với biện pháp này, họ giảm được tối đa rủi ro về nguồn vốn. Ngược lại, chính người tiêu dùng cũng không muốn mua trực tiếp từ các nhà sản xuất, vì không gửi được giá (không được hưởng % chênh lệch), trong khi đó khi mua ở các đại lý ngoài sẽ gửi được giá và qua đó có thể bù đắp vào các khoản chi phí khác (mỗi doanh nghiệp để có được một dự án thì phải mất rất nhiều khoản chi phí). Đây cũng chính là cơ hội để các công ty cấp 1, 2, 3, 4... rồi đến các cửa hàng bán lẻ của tư nhân phát triển (Nguyễn Mạnh, 2016).

Công ty TNHH Đan Việt là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực phân phối thép khá thành công trên thị trường Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Doanh thu, lợi nhuận và số lượng nhân viên của công ty không ngừng tăng lên trong vòng 5 năm gần đây. Tuy nhiên, với đặc điểm phân phối của ngành thép như đã phân tích ở trên, khi hàng ra khỏi cổng nhà máy giá thép đã được bán với một giá khác, sau đó tiếp tục qua các đại lý các cấp khác nhau. Mức giá này phụ thuộc rất nhiều vào sự cạnh tranh của các đại lý phân phối. Điều đó tạo ra một áp lực rất lớn đối với công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phân phối thép theo mức giá mà thị trường chấp nhận.
So sánh doanh thu của công ty Đan Việt, Sơn Trường và Thanh Biên giai đoạn 2011-2015 

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Đan Việt” để làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị kinh doanh.

      Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Đan Việt” của tác giả Phan Anh Tuấn tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26615


Nhận xét