Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên

Một trong những nét văn hóa khá độc đáo và đặc sắc của người Thái đó chính là nghề dệt may truyền thống. Đây là nghề thủ công có từ lâu đời và chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa của người Thái ở Noong Bua. Với nghề thủ công này, phụ nữ là những người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nó. Trong xã hội Thái cổ truyền của người Thái ở Noong Bua, dệt may là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh thiếu nữ và phụ nữ Thái. Dệt may truyền thống thể hiện ở sự cần cù, chịu khó, kỹ thuật tinh sảo, trình độ thẩm mỹ,… của người Thái. Đó là các giá trị đặc biệt, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Thái. Khi còn nhỏ tuổi, được bà và mẹ địu trên lưng, các bé gái đã được xem bà, mẹ, chị kéo sợi, dệt vải, vá may. Khi lên năm, lên sáu, các bé được địu lên nương rẫy trồng bông, hái bông. Lên bảy, lên tám các em đã được chỉ bảo, tập kéo sợi, dệt vải,… Lớn hơn một chút là các cô bé Thái đã có thể biết dệt vải. Điều đó đã trở thành thành ngữ trong dân gian Thái: Mười một tuổi biết độn tóc/ Mười hai tuổi biết ngồi khung dệt vải. Đến tuổi lấy chồng, thiếu nữ Thái phải tự tay dệt lấy vỏ chăn, làm lấy gối, đệm, may lấy khăn áo cho người mình thương... Úp bàn tay thành vải thành sợi/ Ngửa tay thành lá thành hoa. Mỗi cô gái Thái khi về nhà chồng thường mang theo có tới hàng chục bộ chăn, đệm, gối,… và khá nhiều vải, vỏ chăn, cạp váy. Tục lệ này đến nay vẫn duy trì. Bởi thế, có thể nói nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua là một trong những nguồn tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch ở Điện Biên. Muốn phát triển du lịch Điện Biên không thể không nghiên cứu, khai thác các giá trị của nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua.



Hình ảnh phụ nữ Thái với chiếc khăn phiêu

Nghiên cứu về vấn đề này đã được đề cập sơ lược trong một số các bài báo và trên một số các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình chuyên luận nào đề cập một cách có hệ thống. Bản thân em là một người yêu thích du lịch, ưa sự tìm tòi khám phá, và đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Với các lý do nêu trên cộng với sự động viên khuyến khích của PGS.TS. Trần Bình, em mạnh dạn chọn đề tài Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng đề tài này sẽ đóng góp được một phần nào đó vào việc: vừa khai thác được các giá trị của nghề dệt may ở Noong Bua phục vụ phát triển du lịch, vừa bảo tồn được văn hóa truyền thống Thái.

Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên” của tác giả Nguyễn Thị Thảo tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/19799  

Nhận xét