Trong những
năm gần đây, thương mại điện tử đã được tiếp cận sâu hơn vào các doanh nghiệp
Việt Nam.Tuy nhiên,việc ứng dụng nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn
đang ở thời kì sơ khai và phải đối mặt với nhiều khó khăn đáng kể. Đó là cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp, khung pháp lý cho thương mại điện tử chưa
được xây dựng, thói quen mua bán của nguời dân, thiếu hệ thống thanh toán điện
tử tự động, thiếu an toàn, bảo mật. Các doanh nghiệp còn quá thận trọng khi quyết
định tham gia thương mại điện tử. Ngoài ra tỷ lệ người tham gia sử dụng
Internet còn rất thấp, lượng người sử dụng thẻ tín dụng ít cũng là những cản trở
cho việc triển khai thương mại điện tử ở Việt Nam.
Mô hình thanh toán quốc tế
Nói đến công
nghệ thông tin ở nước ta, phải thừa nhận rằng vài năm gần đây hệ thống công nghệ
thông tin ở nước ta đang được phát triển mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn như
Hà nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…, một loạt các trung tâm đào tạo kỹ sư
công nghệ thông tin cũng như một loạt các dịch vụ Internet ra đời nhằm phục vụ
cho nhu cầu phát triển công nghệ thông tin. Nhưng đó vẫn chỉ là sự phát triển
chưa đồng đều, chưa có hệ thống. Rất nhiều trung tâm đào tạo không có bài bản,
chất lượng không cao dẫn đến đào tạo ra những kỹ sư công nghệ thông tin có
trình độ thấp. Đi đôi với nó, chất lượng các dịch vụ mạng ở Việt Nam cũng không
được tốt cho lắm, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng mạng bị kẹt do đường truyền
của các nhà cung cấp dịch vụ không đủ chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho người
dùng. Hơn nữa, đã muốn phát triển thương mại điện tử thì không thể không nhắc tới
vấn đề bảo mật. Ở nước ta đội ngũ hacker phát triển khá mạnh, tiếc thay đội ngũ
bảo mật thì thì lại không được quan tâm và bồi dưỡng, hiện tại các đội ngũ bảo
mật đều là những hacker nhận thức được vấn đề quay ra làm bảo mật. Điều này dẫn
đến các doanh nghiệp không dám liều lĩnh thực hiện thương mại điện tử vì họ sợ
bị mất thông tin quan trọng vào tay các hacker. Lượng người sử dụng thẻ tín dụng
cũng không nhiều làm cho hình thức thanh toán của thương mại điện tử rất phức tạp
và kém ưu việt.
Mặc dù có những
khó khăn nêu trên song cần phải khẳng định rằng sự phát triển của thương mại điện
tử ở nước ta không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Các doanh nghiệp muốn
phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều tất yếu
phải ứng dụng thương mại điện tử để tiếp cận với khách hàng và các đối tác trên
toàn thế giới mà không phải phụ thuộc vào thời gian và địa điểm. Có thể nói thương
mại điện tử trở thành một công cụ sống còn của các doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Thương mại điện tử” của
tác giả Trần Hải Nam tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/20340
Nhận xét
Đăng nhận xét