Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng


Cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật và sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các dân tộc, các nước. Ngành Du lịch ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng đã hình thành và phát triển với một tốc độ nhanh và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Ngày nay khi mức sống của người dân cao hơn, thời gian nhàn rỗi hơn thì nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên theo đó. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với xu thế mở của và hội nhập, một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách là đội ngũ những người làm du lịch. Song thực tế ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước thực trạng thiếu hụt nhân sự. Nhân sự trong ngành thiếu trình độ chuyên môn, yếu về trình độ quản lý, đây là rào cản lớn nhất đối với ngành trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Công tác quản trị nhân sự

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam nhiều thử thách và nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt với nhiều nhà nghỉ, khách sạn mới được xây. Điều này làm cho hệ thống cơ sở lưu trú tại Việt Nam ngày càng phong phú về quy mô, tính chất và đa dạng về loại hình chức năng. Một khách sạn muốn thu hút nhiều khách, muốn phát triển và mở rộng quy mô buộc phải đưa ra chiến lược kinh doanh, quản lý hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của một khách sạn chính là nhân sự của khách sạn đó. Và công tác quản lý có vai trò then chốt trong việc hình thành nên chất lượng của nhân sự. 

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

- Mục tiêu của đề tài: Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân sự của khách sạn Nam Cường Hải Phòng để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác này.

- Nhiệm vụ của đề tài:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.

+ Phân tích thực trạng quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng.

+ Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị nhân sự của khách sạn Nam Cường Hải Phòng.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường Hải Phòng theo 3 nội dung chính gồm (1) công tác tuyển dụng nhân sự, (2) công tác đánh giá nhân sự, (3) công tác đào tạo phát triển nhân sự và (4) chế độ đãi ngộ nhân sự.

+ Phạm vi về không gian và thời gian:

Không gian: Khách sạn Nam Cường Hải Phòng, thời gian từ năm 2013 đến năm 2015.

Phương pháp nhiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: tổng hợp nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự trong khách sạn Nam Cường Hải Phòng, Ngoài các dữ liệu thứ cấp thu được từ các tài liệu, báo cáo của khách sạn Nam Cường Hải Phòng, tác giả cũng trực tiếp quan sát và tìm hiểu thực trạng công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường Hải Phòng trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016 để tìm ra những ưu điểm và hạn chế nhằm phân tích và tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê. Sử dụng một số công thức toán học thống kê trong phần mềm Excel để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những kết luận khoa học về công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường Hải Phòng. Các dữ liệu dùng cho phân tích thống kê được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của khách sạn này.

- Phương pháp thu nhập thông tin

+ Thông tin thứ cấp: Để phản ánh thực trạng chung về nhân sự và hoạt động quản trị nhân sự tại công ty, tác giả sử dụng các thông tin thứ cấp gồm thông tin từ các báo cáo của Khách sạn Nam Cường, các thông tin trên mạng Internet,...

+ Thông tin sơ cấp: Để phán ánh sự đánh giá của các CBNV công ty về các hoạt động chức năng quản trị nhân sự cụ thể, tác giả đã thực hiện 1 cuộc điều tra khảo sát, đối tượng khảo sát là các CBNV đang làm việc tại khách sạn.

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, để tiếp cận được với CBNV ở tất cả các phòng ban/bộ phận của khách sạn . Hiện khách sạn có 128 nhân viên. Do điều kiện nguồn lực và thời gian có hạn, tác giả khảo sát với ít nhất 50% tổng số nhân viên, tương đương với 70 phiếu. Trong 70 phiếu phát ra, tác giả thu về 54 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ phản hồi là 77.14%.

Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự trong khách sạn

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng

Chương 3: Phương hướng phát triển và các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng

Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường - Hải Phòng” của tác giả Khương Thanh Hiếu tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26614

Nhận xét