Trên dải đất
hình chữ S của Việt Nam với sự chung sống của 54 dân tộc anh em, mỗi một vùng
miền,mỗi một tộc người lại mang những sắc thái và đặc trưng văn hóa riêng và
chính những sắc thái, đặc trưng riêng đó lại tạo cho Việt Nam một nền văn hóa
đa dạng và phong phú. đây là một lợi thế để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.
Hiện nay du lịch
hướng tới các vùng dân tộc thiểu số ( Ethnic tourism) đang được quan tâm và coi
đó như là một chiến lược phát triển du lịch quốc gia. ở Việt Nam có tới 53 dân
tộc thiểu số các dân tộc này thường sống không tập trung và xen kẽ với người
kinh,nhưng mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng nó được thể hiện trong
lối sống, thói quen canh tác, phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo và văn hóa
nghệ thuật dân gian… đặc biệt những yếu tố văn hóa đó lại được hòa lẫn trong 1
không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách nước
ngoài,từ những thành phố lớn,từ những khu công nghiệp với áp lực công việc, sự
ngột ngạt bởi chật chội đông đúc,sự ồn ào của xe cộ và máy móc… họ muốn trở về
với các vùng thôn quê nơi đó họ được yên tĩnh, nghỉ ngơi được đến thăm các làng
nghề cổ truyền, được tham gia các lễ hội và tìm hiểu các phong tục tập quán, bản
sắc văn hóa của các tộc người.
Khi nói tới
văn hóa tộc người chắc hẳn trong mỗi người đều nghĩ tới 1 số tộc người tiêu biểu
như: người thái, người tày, người dao, người mường…, nhưng ngoài những tộc người
này thì ở Việt Nam còn có rất nhiều tộc người khác mang những đặc trưng, bản sắc
văn hóa riêng, phong phú và đa dạng mà ngay cả tới bản thân những người làm du
lịch vẫn chưa khám phá hết được. Các tộc người đó chủ yếu tập chung sinh sống ở
các tỉnh miền núi phía bắc như : Thái nguyên, hà giang, tuyên quang, cao bằng,
bắc cạn…
Dân tộc Cao
lan là 1 trong những tộc người như vậy, họ sống tập chung ở các tỉnh miền núi
phía bắc và tập chung đông nhất ở Tuyên Quang,trong quá trình sinh sống ở Việt
Nam người Cao Lan đã sáng tạo ra văn hoá riêng cho mình với phong tục tập quán
và lối sống riêng của họ.
Cao Lan là một
trong 22 dân tộc anh em đã và đang sinh sống từ rất lâu đời trên mảnh đất Tuyên
Quang,đồng bào Cao Lan là 1 trong 5 dân tộc có số dân đông của tỉnh Tuyên Quang
: đó là người kinh, người Tày, người Mông, người Dao, người Sán Dìu và người
Cao Lan. Đến với người Cao Lan là đến với làn điệu Sình Ca - linh hồn của văn
hoá Cao Lan. đây là một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần vô cùng đặc sắc
và có ý nghĩa lớn đối với người Cao Lan cũng như với người dân Việt Nam. Nhưng
những ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp đang từng giờ, từng
ngày tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá của dân tộc
Cao Lan đã làm mai một và biến dạng những nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là
làn điệu Sình Ca hiện đang có nguy cơ bị biến mất.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề "Tìm hiểu hát Sình Ca của dân tộc
Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” của tác giả
Nguyễn Hương Giang tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/19792
Nhận xét
Đăng nhận xét