Những năm gần
đây, do kinh tế phát triển, dân số tăng và quỹ đất ngày càng thu hẹp, đặc biệt
là trong các thành phố lớn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hết sức đa dạng của người
dân, các giải pháp kết cấu cho nhà cao tầng đã được các kỹ sư thiết kế sử dụng
trong đó có giải pháp kết cấu nhà cao tầng kết hợp theo phương đứng, tầng một
làm siêu thị, nhà hàng… với diện tích sàn rất lớn, các tầng trên là nhà ở,
khách sạn và văn phòng cho thuê có diện tích nhỏ được sử dụng tương đối phổ biến.
Trong những công trình đó người ta thường dùng các kết cấu dầm chuyển, sàn chuyển
hoặc dàn chuyển làm nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng từ các tầng bên trên truyền xuống
cột và xuống móng. Kết cấu dầm chuyển có đặc điểm là chiều cao tiết diện rất lớn
so với chiều dài của chúng (dầm cao), do đó việc nghiên cứu nội lực và chuyển vị
của các bài toán cơ học kết cấu nói chung và các bài toán cơ học kết cấu có dạng
cột ngắn và dầm cao nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải nghiên cứu
đầy đủ cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm.
Cho đến nay,
các đường lối xây dựng bài toán kết cấu chịu uốn thường không kể đến ảnh hưởng
của biến dạng trượt ngang do lực cắt gây ra hoặc có kể đến nhưng do cách đặt vấn
đề và cách chọn ẩn chưa thật chính xác nên đã gặp rất nhiều khó khăn mà không tìm
được kết quả của bài toán một cách chính xác và đầy đủ.
Biểu đồ M và Q
Phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss do GS.TSKH. Hà Huy Cương đề xuất là phương pháp cho
phép áp dụng nguyên lý cực trị Gauss - vốn được phát biểu cho hệ chất điểm để
xây dựng bài toán cơ học kết cấu dưới dạng tổng quát. Từ đó tìm được kết quả
chính xác của các bài toán dù đó là bài toán tĩnh hay bài toán động, bài toán
tuyến tính hay bài toán phi tuyến.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề "Tính toán hệ dầm chịu uốn có xét
đến biến dạng trượt ngang” của tác giả Hà Hữu Trọng tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/29314
Nhận xét
Đăng nhận xét