Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch
Ở bất cứ thời
đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Gắn liền
với bước đi của lịch sử, lễ hội như một bảo tàng bách khoa phong phú về đời sống
và tinh thần, văn hóa của dân tộc, có sức lan tỏa và tác động sâu sắc tới tâm hồn,
tâm tư, tình cảm, cốt cách của bao thế hệ.
Trong nhiều
năm vừa qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có những thăng trầm: có khi lắng xuống,
có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời
kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay
kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến
nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội. Có lúc lễ
hội bị coi là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị
đoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành
chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được
vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội
theo đó cũng bị mai một.
Lễ hội hát Đúm - Thủy Nguyên
Lễ hội đã đóng
góp một phần không nhỏ vào hoạt động du lịch. Do đó vấn đề đặt nên hàng đầu
trong thời kỳ đất nước ta bước vào con đường hội nhập hiện nay. Đó là làm sao
khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho hoạt động du lịch, mà không mất
đi giá trị truyền thống vốn có của nó. Đây là một lý do thực tiễn góp phần
không nhỏ vào việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc phát triển du lịch
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
Hải Phòng được
cả nước biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng trong kháng chiến mà còn
là một thành phố anh hùng trong công cuộc công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Hải phòng vững bước đi lên trong đó có phần đóng góp không nhỏ của ngành Du lịch.
Khi du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng” thì nhân tố không nhỏ góp phần
thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển đó chính là lễ hội.
Hải Phòng là một
trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là nơi có nhiều lễ hội trải
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Một số lễ hội lớn tiêu biểu trên
thành phố và đã thu hút được rất nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước như
: Lễ hội Chọi Trâu ( Đồ Sơn ), Lễ hội Hát Đúm ( Thủy Nguyên ), Lễ hội Đền thờ
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Vĩnh Bảo ), Lễ hội Từ Lương Xâm ( Nam Hải ), Lễ hội Đền
Nghè ( Lê Chân )…. Các lễ hội tại Hải Phòng đang được tiến hành khai thác một
cách có hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tuy nhiên các lễ hội trên chưa
được tiến hành khai thác một cách bền vững trong hoạt động du lịch.
Xuất phát từ
lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải
pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững
trong hoạt động du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần phát
triển hoạt động du lịch của thành phố, tận dụng triệt để các giá trị của lễ hội
trong hoạt động du lịch cũng như tìm ra các giải pháp bảo tồn lễ hội, tránh bị
tổn thất và mai một những giá trị truyền thống vốn có của nó, từ đó đưa ra những
giải pháp trong việc khai thác các lễ hội trên thành phố Hải Phòng.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp
cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt
động du lịch” của tác giả Lê Thị Cúc tại đường link:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/19791
Nhận xét
Đăng nhận xét