Công sở là cơ
quan của bộ máy nhà nước đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để thực hiện
các nhiệm vụ do Nhà nước quy định. Hoạt động của công sở nhằm phục vụ cho lợi
ích của cộng đồng và thực hiện quyền lực nhà nước. Công sở có nhiệm vụ quản lý
công vụ, công chức; tổ chức công tác phối hợp công việc giữa các bộ phận; tổ chức
công tác thông tin trong công sở và với các cơ quan khác. Công sở tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để
thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.
Đây còn là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân, tổ chức việc
giao tiếp với người dân... Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của
thiết chế bộ máy quản lý Nhà nước, đại diện quyền lực của nhà nước trong việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
Mọi thành công
hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi công sở của
các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ.
Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở (VHCS) là tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, lao động cùng với ý thức trau dồi kiến thức văn hóa, kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện công việc một cách
chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực tế, văn hóa công sở được hình thành trên cơ sở
văn hóa ứng xử của các thành viên trong tổ chức, nó có tính kế thừa và tiếp thu
sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn phát triển của bộ máy tổ chức và không
ngừng được bổ sung hoàn thiện đáp 2 ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chế
độ công vụ và sự phát triển của tổ chức
Hiện nay, văn
hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước ta có thể nói là thấp kém, có
nhiều điều bất ổn. Điều này thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất là bộ mặt công sở và
thứ hai là cung cách ứng xử của các quan chức (gồm người quản lý và nhân viên
thừa hành) đối với dân – những người tìm đến công sở để giải quyết mọi công việc.
Tuy nhiên, sự hạn chế của VHCS chủ yếu là ở thái độ ứng xử của các viên chức đối
với người đến liên hệ công việc. Thái độ nặng thì cửa quyền, hách dịch, nhẹ thì
hờ hững, thiếu tận tâm của không ít nhân viên các cơ quan công quyền vẫn còn phổ
biến. Tình trạng phớt lờ, bất chấp quyền lợi chính đáng của đối tượng đến giải
quyết công việc của nhiều viên chức có trách nhiệm vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Trước thực trạng trên, việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính Nhà nước đã trở nên cấp thiết.
Quận Đồ Sơn là
quận có khu du lịch nổi tiếng trong cả nước. Cơ cấu kinh tế của quận trong đó
ngành du lịch và dịch vụ chiếm 46,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: chiếm 23,5%;
công nghiệp và xây dựng: 29,6%. Ngành du lịch - dịch vụ thật sự trở thành ngành
công nghiệp không khói, ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao; khách du lịch đến
với Đồ Sơn ngày càng đông hơn, bình quân hàng năm Đồ Sơn đón trên 1 triệu khách
du lịch. Để khai thác hiệu quả được các thế mạnh về du lịch và các nguồn lực
khác, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn quận đóng một vai trò quan trọng.
UBND quận Đồ Sơn là đơn vị hành chính đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản
lý Nhà nước trên địa bàn quận.
Cơ cấu trình độ CC hành chính tại UBND quận Đồ Sơn
Việc xây dựng
và phát triển văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn một mặt giúp tạo dựng môi trường
làm việc dân chủ, công bằng, văn minh, 3 phát huy tính chủ động, tích cực, sáng
tạo, tạo ra sự tương trợ, đồng thuận và trách nhiệm của mọi cán bộ, công chức.
Mặt khác, phát triển văn hóa công sở còn nhằm khắc phục thói quan liêu, tham
nhũng, sách nhiễu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác
nghiệp vụ, góp phần làm trong sạch đội ngũ.
Mời các bạn
quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ
Sơn, Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Đức Anh tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/26612
Nhận xét
Đăng nhận xét