Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan dioxit tẩm trên sợi thủy tinh


Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Nguồn nước trên toàn thế giới đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các hoạt động sản xuất, các nghành nghề và sinh hoạt.
Hiện nay nghành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, nghành dệt may cũng mang tới không ít tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nước thải từ quá trình sản xuất. Hàng năm, nghành dệt may nói chung và dệt nhuộm nói riêng đang thải vào môi trường một lượng nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao.


Phản ứng oxy hóa khử trên bề mặt TiO2
Nước thải dệt nhuộm đặc biệt nước thải từ một số công đoạn như nhuộm nấu có độ ô nhiễm cao. Về cơ bản nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ, độ màu, pH, BOD và COD cao, chứa nhiều chất hữu cơ mang màu, có cấu trúc bền, khó phân hủy sinh học và có độc tính cao đối với người, động vật và thực vật. Vì vậy ô nhiễm nước thải trong nghành dệt nhuộm là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
Trong nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều thành phần phức tạp và khó phân hủy sinh học, do đó để xử lý hiệu quả, loại màu của thuốc nhuộm có trong nước thải này thường phải kết hợp nhiều công nghệ xử lý khác nhau như vật lý, hóa học, sinh học, háp phụ trên than hoạt tính, đông keo tụ theo sau là quá trình lắng hoặc tuyển nổi khi hòa tan.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm được đưa ra. Một trong những phương pháp đang được các nhà khoa học quan tâm là ứng dụng các vật liệu Nano (nano materils) vào xử lý nước ô nhiễm, đặc biệt là nước thải dệt nhuộm.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titan dioxit tẩm trên sợi thủy tinh” của tác giả Vũ Thị Hiền tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/28905

Nhận xét