Dầu mỏ và khí thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
bất kì quốc gia nào trên thế giới. Ban đầu dầu mỏ được sử dụng làm nguyên liệu
đốt cháy, thắp sáng, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì dầu mỏ được sử
dụng như nguồn nguyên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh
tế quốc dân. Từ dầu mỏ có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau trong đó có
dầu nhờn.
Hiện nay trên thế giới dầu nhờn là chất bôi trơn chủ yếu trong các
ngành công nghiệp và dân dụng. Với vai trò quan trọng của mình dầu nhờn đã trở
thành một vật không thể thiếu trong bất kì ngành kinh tế nào. Cùng với sự phát
triển của xã hội, các loại máy móc, thiết bị được đưa vào ứng dụng trong công
nghiệp, dân dụng ngày càng nhiều dẫn đến mức tiêu thụ dầu bôi trơn tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó dầu bôi trơn đã tạo ra một lượng lớn các chất thải bẩn sau khi sử dụng.
Các chất thải này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe con người mặt
khác nó gây nên sự lãng phí nguồn nguyên liệu và hao tổn kinh tế.
Nếu lượng dầu thải này được sử lý để tái sử dụng trở lại thì nó
không những cho phép tiết kiệm đáng kể nguồn nguyên liệu mà còn giải quyết được
vấn đề ô nhiễm môi trường. Do vậy việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp tái
sinh dầu thải phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức quan
tâm.
Tái sinh dầu nhờn cho phép không những tiết kiệm đáng kể nhiên liệu
mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, một vấn đề thế giới đang quan
tâm. Vì vậy ngay cả khi công việc cung ứng dầu nhờn đảm bảo thì vấn đề tái sinh
dầu nhờn vẫn phải đề cập đến.
Công nghệ tái sinh dầu bằng axit Sunfuric
Trên thế giới hiện nay có tới 15-20 công nghệ tái sinh khác nhau từ
đơn giản nhất như phương pháp axit cổ điển đến hiện đại như phương pháp đa tầng
sử dụng kiểu tẩy bằng dung môi lựa chọn hoặc bằng Hydro. Các phương phápđa tầng
tạo ra dầu gốc rất hoàn hảo nhưng vốn đầu tư xây dựng dây chuyền tái sinh lớn,
công nghệ phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Ở Việt Nam nhu cầu về dầu bôi trơn hiện nay là vào khoảng 60.000 tấn/năm
với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó dầu động cơ chiếm >50%. Và lượng dầu
nhớt thải ra hằng năm ở nước ta nằm ở con số không nhỏ so với lượng cần để sự dụng.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Tái
sinh dầu nhờn thải bằng phương pháp hóa lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường”
của tác giả Phan Hải Phong tại đường
link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/28903
Nhận xét
Đăng nhận xét