Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống


Ngày nay trong mọi hoạt động của con người thông tin đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu. Xã hội càng phát triển nhu cầu trao đổi thông tin giữa các thành phần trong xã hội ngày càng lớn. Mạng máy tính ra đời đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích trong việc trao đổi và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Chính từ những thuận lợi này đã đặt ra cho chúng ta một câu hỏi, liệu thông tin đi từ nơi gửi đến nơi nhận có đảm bảo tuyệt đối an toàn, ai có thể đảm bảo thông tin của ta không bị truy cập bất hợp pháp. Thông tin được lưu giữ, truyền dẫn, cùng sử dụng trên mạng lưới thông tin công cộng có thể bị nghe trộm, chiếm đoạt, xuyên tạc hoặc phá huỷ dẫn đến sự tổn thất không thể lường được. Đặc biệt là đối với những số liệu của hệ thống ngân hàng, hệ thống thương mại, cơ quan quản lý của chính phủ hoặc thuộc lĩnh vực quân sự được lưu giữ và truyền dẫn trên mạng.
Các kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin cho thông tin liên lạc số được chia thành 2 loại. Đó là mật mã (Cryptography), giấu tin mật (Steganography) và thủy phân số (Watermarking). Mỗi loại có những ứng dụng và mục tiêu khác nhau nhưng đề đảm bảo an toàn cho việc truyền tin mật trên kênh không an toàn.
Các kỹ thuật Cryptography và Steganography nói chung được dùng để truyền những thông tin nhạy cảm giữa hai hay nhiều thực thể trong cùng một nhóm với nhau. Tuy nhiên giữa chúng có những sự khác nhau.
Cryptography sử dụng những phép biến đổi toán học để mã hóa bản thông điệp, biến mỗi thông điệp đọc được có nghĩa thành một dãy giả ngẫu nhiên, mà người ta gọi là bản mã, để truyền trên mạng công cộng đến người nhận có chủ đích. Đó là khi hai người thí dụ như la người A và B liên lạc với nhau thì mặc dù người C không đọc được nội dung thông tin nhưng người C rõ ràng là biết giữa hai người A và B có ý đồ ‘đen tối’ nào đó.
Ngược lại, với Steganography thì người C không thể biết giữa hai người A và B đang có sự liên lạc truyền thông tin mật cho nhau. Để đảm bảo được điều này, hai người A và B sử dụng một vật trung gian số ở đây là đa phương tiện số (Multimedia) cụ thể như: audio, video, hoặc images…
Con thủy vân số (Watermarking) về nguyên lý tương tự như Steganography nhưng có khác nhau về mục đích ứng dụng. Mục tiêu của Watermarking là những thông tin được nhúng trong ảnh phải đảm bảo sao cho Watermarking không thể bị dịch chuyển mà không pháp hủy chính ảnh mang tin đó. Watermarking thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như bảo vệ bản quyền.
Để đảm bảo được mức độ an toàn cao, trước khi giấu tin vào các Multimedia, người ta đã mã hóa dữ liệu cần giấu đó bằng các thuật toán mã hóa truyền thống.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống” của tác giả Đỗ Văn Dũng tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/29462

Nhận xét