Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu thoả mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng.
Vì vậy, du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên
thế giới và theo nhận định thì ngành du lịch hiện nay chỉ đứng sau ngành công
nghiệp ô tô, công nghiệp dầu khí.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới đang có sự thay
đổi khi số lượng khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình
du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá...Trong đó du lịch văn
hoá được quan tâm nhiều nhất. Du khách muốn khám phá, tìm hiểu những giá trị
truyền thống của dân tộc mình cũng như của các dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một nước có ngành du lịch đang phát triển nhưng là nước
có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú. Ngoài những thế mạnh về cảnh
quan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làng nghề
truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Việt Nam phát triển du lịch.
Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những công đoạn tạo ra một
sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân dân gian để
họ hiểu hơn về quá trình tạo ra sản phẩm, để được nghe kể về lịch sử làng nghề,
để từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần trong
việc giữ gìn và phát huy những giá trị đó.
Các sản phẩm của làng gốm Hương Canh
Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo thiết thực
luôn đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động. Sản phẩm làng nghề không chỉ
phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà giờ đây
chúng đã trở thành những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại thu nhập cao
hơn cho người lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay,
công việc khôi phục và bảo vệ các làng nghề là rất quan trọng. Đó không phải là
công việc riêng của từng cá nhân của từng làng nghề mà là công việc Xây dựng sản
phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch Vĩnh Phúc mà là công việc
chung của các cấp, các ngành có liên quan vì thực trạng làng nghề Việt Nam nói
chung đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm giúp đỡ để giữ gìn, phát huy
một nét đẹp văn hoá trong kho tàng văn hoá truyền thống của dân tộc.
Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống như: nghề làm tương bần
ở Hưng Yên, gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ ( Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội, làng
lụa Vạn Phúc ( Hà Tây cũ)…và ở Vĩnh Phúc cũng tập trung rất nhiều làng nghề
truyền thống như: làng đá Hải Lựu, làng mây tre đan Triệu Đề, làng gốm Hương
Canh, làng rắn Vĩnh Sơn… Ngoài những sản phẩm truyền thống, được sự hỗ trợ phát
triển làng nghề của tỉnh, các làng nghề đã phát triển thêm một bước là sản xuất
các sản phẩm mỹ nghệ với trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao hơn, có giá trị xuất
khẩu lớn.
Tuy có lịch sử phát triển lâu đời cùng với lợi ích mà nghề sẽ đem
lại kinh tế cho cá nhân, cho địa phương và cho đất nước nhưng các làng nghề vẫn
chưa được quan tâm đúng mức để phát triển và phục vụ cho hoạt động du lịch của
tỉnh.
Việc khôi phục và phát triển các làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm
cho người dân địa phương, giải quyết khó khăn cho địa phương trong việc giảm
thiểu thât nghiệp, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Phát triển du lịch làng nghề là một
loại hình du lịch phát triển bền vững thúc đẩy làng nghề phát triển, góp phần bảo
lưư những giá trị văn hoá vốn có của làng nghề truyền thống. Trong những năm gần
đây, sở Thương mại và Du lịch Vĩnh Phúc (nay là sở Văn Hoá - Thể Thao - Du Lịch
Vĩnh Phúc) đă quan tâm tới sự phát triển của các làng nghề, phục vụ cho hoạt động
du lịch của tỉnh: nghiên cứu, xây dựng các tour, các tuyến du lịch đưa du khách
về với làng nghề. Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với hơn 100 làng nghề ở
Vĩnh Phúc.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Xây dựng
sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch Vĩnh Phúc” của tác
giả Nguyễn Thanh Huyền tại đường
link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/19777
Nhận xét
Đăng nhận xét