Nghiên cứu đánh giá một số tác động chính tới môi trường của Dự án sản xuất đồ gỗ


Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% -21%/năm, phát triển cả về quy mô sản xuất, khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Trong năm 2017 ngành xuất khẩu gỗ đã đạt hơn 800 triệu USD. Năm nay triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018. . Hiện nay, cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, sử dụng 170.000 công nhân, trong đó có trên 300 doanh nghiệp FDI. Đây là những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, có kỹ thuật tiên tiến, có trình độ quản lý cao và luôn chủ động về nguồn nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ.
Sơ đồ công nghệ xử lý bụi gỗ
Sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 120 nước trên thế giới, trong đó có 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật. Ngoài ra, đồ gỗ Việt Nam cũng vươn đến nhiều thị trường xa như Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada….
Cùng với việc đầu tư nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp gỗ và chế biến lâm sản trong nước đang tích cực triển khai Đề án Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp. Đến nay, đã có bốn mô hình hợp tác, liên kết giữa công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ với người trồng rừng gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Trị. Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp các bộ, ngành rà soát văn kiện để ký kết thúc đàm phán Hiệp định VPA/LEGT với EU. Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ phát triển ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Nghiên cứu đánh giá một số tác động chính tới môi trường của Dự án sản xuất đồ gỗ” của tác giả Phạm Hoài Thương tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/31159

Nhận xét