Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoạt động sản xuất tái sinh nhựa và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường


Theo dự báo, đến năm 2023, lượng nguyên liệu nhựa chính phẩm cho sản xuất ở Việt Nam cần khoảng 10 triệu tấn. Lượng nhựa phế liệu (NPL) nhập khẩu (NK) phục vụ pha trộn lên tới ba triệu tấn/năm, chưa tính phần nhập khẩu để sản xuất nhựa tái sinh xuất khẩu (XK). Vì thế, việc cho nhập khẩu và sử dụng nhựa phế liệu (NPL) làm nguyên liệu sản xuất là một hướng đi mang tính chiến lược.
Hạt nhựa PE 
Tận dụng nhựa phế liệu từ nhập khẩu để tái sinh, đưa vào sản xuất sản phẩm, kéo dài vòng đời của nguyên liệu nhựa để đem lại hiệu quả về mặt kinh tế luôn là mục tiêu hướng đến ở các quốc gia, ngay cả ở các khu vực kinh tế hàng đầu như Mỹ và EU. Giá thành thành phẩm nguyên liệu nhựa tái sinh sau khi nhập khẩu để tái chế luôn thấp hơn hạt nhựa nguyên sinh khoảng 30%, thậm chí 40%. Trong cơ cấu giá thành hầu hết các sản phẩm nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng 60 - 70%, nếu chi phí nguyên liệu giảm bao nhiêu, giá thành sản phẩm sẽ giảm tương ứng.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành tái chế nhựa mang lại, loại hình sản xuất này còn phát sinh những vấn đề môi trường rất nghiêm trọng về môi trường nước và khí thải. Vì vậy, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoạt động sản xuất tái sinh nhựa và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” là rất cần thiết cho hướng đi chiến lược này với mục tiêu phát triển công nghiệp tái chế tiên tiến cho ngành nhựa trên nền tảng không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu khóa luận cùng chủ đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hoạt động sản xuất tái sinh nhựa và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” của tác giả Vũ Dương Khang tại đường link: http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/31917

Nhận xét